Sách Thao Túng Tâm Lý
Tác giả: Shannon Thomas
Thông tin tác giả:
Shannon Thomas, là một nhà “quan sát” công tác xã hội y tế được cấp phép hành nghề, và là chủ phòng tư vấn/chuyên gia tư vấn tâm lý chính của phòng tư vấn Southlake Christian (SCC) ở Southlake, bang Texas.
SCC từng nhận giải thưởng “Phòng thực hành tư vấn tâm lý tốt nhất” năm 2016 của Living Magazine khu vực Hạt Northeast Tarrant tại Dallas-Fort Worth.
Thomas là Trợ giảng chuyên ngành và là thành viên Ủy ban tư vấn của Khoa Công tác xã hội – Trường Đại học Texas Christian.
Review sách:
Thuật ngữ “thao túng cảm xúc” (hay “tống tiền tình cảm/tống tiền cảm xúc”)
“Thao túng tâm lý” là một dạng của lạm dụng tâm lý. Cũng giống như lạm dụng tâm lý, thao túng tâm lý có thể xuất hiện ở bất kỳ môi trường nào, từ bất cứ đối tượng độc hại nào. Đó có thể là bố mẹ ruột, anh chị em ruột, người yêu, vợ hoặc chồng, sếp hay đồng nghiệp… của bạn. Với tính chất bí hiểm, âm thầm gây hại, thao túng, lạm dụng tâm lý làm tổn thương cảm xúc, lòng tự trọng, cuộc sống của mỗi nạn nhân.Những người từng bị lạm dụng tâm lý thường không thể miêu tả rõ ràng điều gì đã xảy ra với mình. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân bị thao túng đến mức tự hỏi có phải họ là người có lỗi, thậm chí họ có phải là người độc hại trong mối quan hệ đó.
Hành vi của (những) kẻ lạm dụng giống như một trò chơi bí ẩn, tệ hại và lặp đi lặp lại, do một cá nhân hoặc một nhóm người thực hiện với nạn nhân. Những hành vi này được ngụy trang tài tình đến mức hành vi độc ác của họ diễn ra thường xuyên, nhưng không bị phát hiện.
Bằng những kiến thức chuyên sâu và sự thấu hiểu, tác giả sẽ giúp bạn từng bước vượt qua những rắc rối của thao túng tâm lý, lạm dụng tiểm ẩn để có cuộc sống ý nghĩa và lành mạnh hơn.
Kẻ thao túng khéo léo sử dụng những điểm yếu trong cảm xúc của đối phương để điều khiển và kiểm soát, ép họ phải miễn cưỡng hành động theo ý muốn của kẻ thao túng.
Trong đời sống thường nhật, chúng ta cũng dễ dàng gặp những đối thoại thế này:
“Nếu anh/em không thực hiện điều này, chúng ta sẽ chia tay”
Nếu bạn không làm như tôi muốn, tức là bạn không coi tôi
ra gì!”
“Những vấn đề của tôi là do bạn gây ra, bạn phải chịu trách nhiệm với cuộc đời tôi.”
“Nếu anh thật sự yêu em thì anh sẽ không khiến em đau lòng mà làm theo lời em nói.”
“Có ba loại bất hiếu, bất hiếu lớn nhất là không sinh con nối dõi. Vì vậy, hãy sớm kết hôn và sinh con đẻ cái đi.”
“Nếu em yêu anh thì em phải nghe lời anh.”
“Nếu bạn thực sự quan tâm đến tôi thì bạn sẽ biết vì sao tôi không vui. Nếu bạn thực sự yêu tôi thì sẽ làm mọi điều khiến tôi hài lòng.”
“Tôi rất yêu quý bạn nên đừng làm tôi thất vọng, kẻo tôi sẽ không dành tình cảm cho bạn nữa.”
“Giữa tôi và điều kia, bạn coi thứ gì quan trọng hơn?
Chọn một trong hai đi!”
“Nếu bạn thực sự yêu tôi thì…”
Có lẽ chúng ta không còn xa lạ với những câu khẩu hiệu khoác chiếc áo “tình yêu” như thế. Sự yêu thương lẽ ra phải mang lại cảm giác dễ chịu, quan tâm và nhẹ nhàng, nhưng trong nhiều trường hợp, nó bỗng trở thành thứ gông cùm để trói buộc và gây áp lực lên người nhận. Chúng ta dễ dàng từ chối những đòi hỏi từ người lạ, nhưng một khi chúng xuất phát từ những người mà ta yêu và tuyên bố yêu ta, thì phần lớn trường hợp chúng ta chỉ có thể bất lực, thỏa hiệp và miễn cưỡng chấp nhận.
Có những cách “yêu thương” thật mệt mỏi và nặng nề làm sao!
Để đạt được mục tiêu mình muốn, người thao túng sẽ khiến đối tượng bị thao túng cảm thấy sợ hãi, tội lỗi và tự trách bản thân. Chẳng hạn như câu nói phổ biến nhất: “Nếu bạn không làm theo ý của tôi thì bạn không tốt với tôi, nên tôi sẽ chia tay bạn.”
Sự thao túng cảm xúc thường xảy ra trong các mối quan hệ thân tình, như giữa cha mẹ và con cái, vợ chồng, người yêu, bạn bè, đồng nghiệp… Càng gần gũi và thân thiết thì tác động của thao túng cảm xúc càng mạnh mẽ. Vì họ là người thân quen, biết rằng chúng ta trân trọng mối quan hệ của mình với họ, biết tính cách và điểm yếu của chúng ta, nên họ sử dụng những đòn tâm lý để tác động nhằm thao túng ta. Kẻ thao túng lẫn người bị thao túng cùng bị cuốn sâu vào vòng xoáy hỗn độn. Tuy nhiên, cả hai có thể không nhận ra mình đang thao túng hoặc bị thao túng, bởi quá trình này có thể đến rất tự nhiên. Một số người vô thức học được các chiến thuật thao túng cảm xúc (như dằn vặt, trách móc, đổ lỗi, đe dọa…) từ cha mẹ, anh chị em hoặc kinh nghiệm xã hội rồi áp dụng lên các mối quan hệ xung quanh mình. Vì họ đã lớn lên và quen bị dẫn dắt với các chiến thuật, họ không cảm thấy chúng có vấn đề gì.
( Cảm ơn bạn đã đọc )
0 Nhận xét